Sự chuẩn bị Trận_chiến_biển_Philippines

Nhật Bản

Phó đô đốc Jisaburo OzawaTaihō, hàng không mẫu hạm mới nhất và lớn nhất trong hạm đội Nhật

Hạm đội Nhật Bản, chỉ huy bởi phó đô đốc Jisaburo Ozawa, bao gồm 5 hàng không mẫu hạm lớn (Taihō,Shōkaku,Zuikaku,Junyō, vàHiyō); 4 hàng không mẫu hạm nhỏ (Ryuho,Chitose,ChiyodaZuihō); 5 thiết giáp hạm (Yamato,Musashi,Kongō,HarunaNagato). Ngoài ra còn có các tuần dương hạm, khu trục hạm yểm trợ và tàu chở dầu.

Ngày 12 tháng 6, các hàng không mẫu hạm của Mỹ bắt đầu những cuộc không kích vào quần đảo Mariana, làm cho đô đốc Toyoda Soemu, Tổng tư lệnh Hạm đội liên hợp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ chuẩn bị đổ bộ. Điều này có phần bất ngờ với người Nhật khi họ mong đợi mục tiêu của người Mỹ là ở quần đảo Caroline hay Palau.

Ngày 14 tháng 6 1944, quân Mỹ bắt đầu cuộc đổ bộ vào Saipan. Toyoda ra lệnh cho hạm đội Nhật tấn công. Lực lượng chính của hạm đội, gồm 6 hàng không mẫu hạm và một số thiết giáp hạm gặp nhau vào ngày 16 tháng 6 tại phía tây biển Philippines, hoàn thành việc tiếp nhiên liệu vào ngày 17 tháng 6.

Dựa theo phương án đã vạch sẵn, Ozawa vạch kế hoạch cho trận đánh. Ông cho rằng các máy bay của hạm đội mình có tầm hoạt động xa hơn máy bay trên các hàng không mẫu hạm Mỹ. Do đó, ông có thể tấn công quân Mỹ từ khoảng cách xa 300 dặm, trong khi quân Mỹ chỉ có thể tấn công trong 200 dặm. Do đó ông tự tin có thể đánh địch mà không bị đáp trả. Ngoài ra, Ozawa còn tin rằng mình được sự yểm trợ của 500 máy bay trên quần đảo Marianas. Nhờ đó, ông có ưu thế 2 chọi 1 và đây là cơ hội ngàn vàng để tiêu diệt các hàng không mẫu hạm Mỹ[5]. Đến ngày 18 tháng 6 hạm đội Nhật được chia làm 3 lực lượng:

  • Lực lượng A gồm 3 hàng không mẫu hạm lớn ((Taihō, Shōkaku, Zuikaku), có 207 máy bay (79 chiếc Mitsubishi A6M, 70 chiếc Yokosuka D4Y, 7 chiếc Aichi D3A, 51 chiếc Nakajima B6N), do đích thân Ozawa chỉ huy.
  • Lực lượng B do phó đô đốc Takaji Joshima chỉ huy gồm 2 hàng không mẫu hạm lớn (JunyōHiyō) và 1 hàng không mẫu hạm nhỏ (Ryuho, có 135 máy bay (81 chiếc Mitsubishi A6M, 27 chiếc Yokosuka D4Y, 9 chiếc Aichi D3A, 18 chiếc Nakajima B6N).
  • Lực lượng C gồm 3 hàng không mẫu hạm nhỏ (Chitose, ChiyodaZuihō)), có 88 máy bay (62 chiếc Mitsubishi A6M, 17 chiếc Nakajima B5N, 7 chiếc Nakajima B6N).

Ngoài ra hạm đội Nhật còn được yểm trợ bởi 24 tàu ngầm tại Saipan của phó đô đốc Takeo Takagi chỉ huy và 250 máy bay tại các căn cứ mặt đất ở Rota, Saipan, TinianGuam của phó đô đốc Kakuji Kakuta.

Hầu hết các máy bay Nhật tham gia trận đánh đều là những loại mới, tiên tiến hơn những loại máy bay Nhật Bản sử dụng vào năm 1941-1942. Chúng bao gồm tiêm kích Mitsubishi A6M5 Đời 52 (phiên bản cải tiến có tốc độ cao hơn so với các phiên bản Zero đời cũ hơn), máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4Y và máy bay ném ngư lôi Nakajima B6N.

Tuy nhiên kế hoạch của Ozawa có rất nhiều nhược điểm. Ông không hề biết rằng các sân bay trên các đảo đều bị tấn công nên số máy bay không còn được như dự tính. Ông cũng không biết rõ về các vũ khí mới của Mỹ, mà trong đó nổi bật nhất là máy bay F6F Hellcat có tính năng vượt trội so với Mitsubishi Zero của Nhật[6], cùng với loại đạn pháo phòng không có ngòi nổ cận đích (VT-fuzed) kiểu mới trên tàu chiến Mỹ. Thế hệ các phi công Nhật đầy kỹ năng và kinh nghiệm vào đầu chiến tranh thì đã hao mòn dần sau những trận đánh hao tổn ở MidwayGuadalcanal, giờ đây được thay thế bằng hầu hết là các phi công tân binh, chưa được huấn luyện kỹ và thiếu kinh nghiệm. Cuối cùng là vấn đề nhiên liệu cho hạm đội: do thiếu nhiên liệu nên hạm đội Nhật đã phải sử dụng dầu thô từ Borneo thay thế. Quyết định sử dụng loại nhiên liệu kém chất lượng và dễ bay hơi này đã để lại những hậu quả xấu trong trận đánh về sau.

Mỹ

Đô đốc Raymond Spruance

Ngày 15 tháng 6, lực lượng Nhật Bản đã bị tàu ngầm Mỹ phát hiện. Ngày hôm sau, đô đốc Raymond Spruance, chỉ huy hạm đội 5 Mỹ tin chắc rằng một trận chiến lớn đã chuẩn bị bắt đầu. Trưa ngày 18 tháng 6, phó đô đốc Marc Mitscher, trên chiếc kì hạm USS Lexington chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 58 đến gần Saipan để chuẩn bị chạm trán hạm đội Nhật Bản.

Trưa ngày 18 tháng 6, thủy phi cơ trinh sát của Nhật đã phát hiện lực lượng đặc nhiệm 58. Lực lượng Mỹ được chia thành 5 nhóm: nhóm 1 của phó đô đốc Willis Lee (TG-58.7), bao gồm 7 thiết giáp hạm (Washington,North Carolina,Indiana,Iowa,New Jersey,South DakotaAlabama); nhóm 2 được xem là nhóm yếu nhất do chuẩn đô đốc William K. Harrill chỉ huy (TG-58.4) bao gồm 3 hàng không mẫu hạm (Essex,LangleyCowpens).; nhóm 3 do chuẩn đô đốc Joseph Clark chỉ huy (TG-58.1) gồm 4 hàng không mẫu hạm (Hornet,Yorktown,Belleau WoodBataan); nhóm 4 do chuẩn đô đốc Alfred Montgomery chỉ huy (TG-58.2) gồm 4 hàng không mẫu hạm(Bunker Hill,Wasp,CabotMonterey); và cuối cùng nhóm 5 do chuẩn đô đốc John W. Reeves chỉ huy (TG-58.3) cũng gồm 4 hàng không mẫu hạm (Enterprise,Lexington,San Jacinto, vàPrinceton). Ngoài 7 thiết giáp hạm và 15 hàng không mẫu hạm nói trên, lực lượng Mỹ còn có 8 tuần dương hạm hạng nặng, 13 tuần dương hạm hạng nhẹ, 58 khu trục hạm và 28 tàu ngầm. Đây là lực lượng lớn gấp đôi Hạm đội cơ động Nhật.

Khi được tin báo về cho biết vị trí hạm đội Mỹ, chuẩn đô đốc Sueo Obayashi, người chỉ huy 3 hàng không mẫu hạm của Hạm đội cơ động đã điện báo cho tư lệnh hạm đội đồng thời ra lệnh phóng máy bay lên tấn công. Nhưng ông bỗng nhận được lệnh của Tư lệnh hạm đội gọi tất cả các máy bay về, đợi tập trung lực lượng sẽ đánh. Thế là người Nhật bỏ mất cơ hội hiếm có tiêu diệt hạm đội Mỹ vì nếu Nhật tấn công khi ấy, người Mỹ sẽ hoàn toàn bất ngờ do họ không cho máy bay đi trinh sát.[7] Phải đến gần nửa đêm, nhờ radar, đô đốc Chester W. Nimitz từ bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương mới gửi thông báo cho Spruance vị trí kì hạm Nhật đang nằm ở khoảng 350 dặm (562 km) về phía tây-tây nam Lực lượng 58.

Mitscher nhận ra rằng nếu Lực lượng 58 tiếp tục tiến về phía tây sẽ chạm trán hạm đội Nhật trong một cuộc chiến đấu vào ban đêm. Ông đem vấn đề này ra bàn bạc với Lee, người nắm quyền chỉ huy 7 thiết giáp hạm. Tuy nhiên, Lee không hề thích thú trước việc phải chạm trán với hạm đội Nhật vào ban đêm, mặc dù các thiết giáp hạm của ông vượt trội hơn nhiều hầu hết các thiết giáp hạm của Nhật. Ông cho rằng các thủy thủ của mình chưa được huấn luyện đầy đủ cho các cuộc chiến đấu như vậy. Sau cuộc thảo luận với Lee, Mitscher đề nghị Spruance tiến về phía tây để tìm kiếm vị trí lý tưởng để mở những cuộc không kích vào lực lượng Nhật sáng ngày hôm sau.

Spruance từ chối vì ông cho rằng lực lượng này của Nhật chỉ là một lực lượng "chim mồi" để nhử hạm đội Mỹ và nhiệm vụ chính của hạm đội Mỹ là phải bảo vệ cho cuộc đổ bộ ở Saipan. Tuy nhiên, trên thực tế không có một lực lượng "chim mồi" nào cả và do đó sau trận đánh, Spruance đã phải chịu nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên sai lầm này của Spruance còn đỡ hơn sai lầm của đô đốc William Hasley sau này trong trận hải chiến vịnh Leyte khi mà Hasley vì mãi đuổi theo một lực lượng "chim mồi" của Nhật mà bỏ rơi quân Mỹ đổ bộ, suýt nữa đã dẫn đến hậu quả tàn khốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_chiến_biển_Philippines http://www.angelfire.com/fm/odyssey/1.htm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/456391/B... http://www.historyanimated.com/PhillipineSea.html http://www.navweaps.com/index_oob/OOB_WWII_Pacific... http://www.worldwar2database.com/cgi-bin/slideview... http://ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=10 http://www.youtube.com/watch?v=qMVj-e0cBks http://www.historylearningsite.co.uk/battle_of_the... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Battle...